Hãy cẩn thận, nếu kết hợp sai cách, bí đỏ có thể gây nên ngộ độc.
Bí đỏ là loại rau củ có vị ngọt mát, có giá trị dinh dưỡng cao, ăn ngon nhất là vào mùa hè hoặc mùa thu. Bí đỏ rất giàu vitamin A, B, C. Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ gần như đứng đầu trong các loại rau củ. Nó cũng rất giàu khoáng chất, chứa 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, chất xơ hòa tan, lutein, phốt pho, kali, canxi, magie, kẽm, silic và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có tính ôn, vị ngọt, đi vào kinh mạch tỳ vị và dạ dày. Nó có chức năng bổ trung và bổ khí, giảm viêm, giảm đau, giải độc, xổ giun… Bí đỏ thường được dùng cho chứng thiếu khí và mệt mỏi, đau dây thần kinh liên sườn, sốt rét, kiết lỵ, giải độc thuốc phiện, xổ giun đũa, hen phế quản, tiểu đường và một số bệnh khác.
Bí đỏ không nên kết hợp với những loại thực phẩm nào?
Tuy có giá trị dinh dưỡng và công dụng tốt như vậy nhưng khi ăn bí đỏ cũng cần phải lưu ý một số điều, có những loại thực phẩm không nên kết hợp với bí đỏ, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Giấm: không nên kết hợp bí đỏ với dấm bởi các axit axetic có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong bí đỏ.
Cá chép và bí đỏ kị nhau: khi kết hợp có thể gây ngộ độc
Cua và bí đỏ: cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, có thể gây ngộ độc
Bí đỏ và các loại thực phẩm giàu vitamin C: do bí đỏ có chứa enzym phân hủy vitamin C nên chúng không thích hợp để ăn cùng các loại rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin C. Một số loại rau giàu vitamin C bao gồm: rau bina, cải bó xôi, cà chua, ớt tròn, bắp cải, súp lơ, …
Bí đỏ và thịt cừu: bí đỏ không nên ăn cùng với thịt cừu, dễ khiến người ta bị đầy hơi chướng bụng. Vì bí đỏ bổ trung ích khí, thịt cừu lại bổ hư, khi hai thứ này kết hợp với nhau dễ khiến cho dạ dày bị xung huyết.
Bí đỏ và tôm tương khắc: khi nấu chung có thể gây kiết lỵ. Khi đó có thể dùng nước đậu đen hoặc cam thảo để giải độc.
Bí đỏ và hạt cải dầu: trong hạt cải dầu chứa nhiều vitamin C, như đã nói ở trên enzym trong bí đỏ sẽ phân hủy vitamin C.
Những điều cần chú ý khi ăn bí đỏ
Bí đỏ đặc biệt thích hợp cho người béo phì và người già bị táo bón.
Bí đỏ có tính ôn, những người bị nóng trong, chứng khí trệ nên ăn ít. Những người bị rong kinh, vàng da, khí trệ thấp trở không nên ăn.
Không nên ăn quá nhiều bí đỏ bởi sẽ dẫn đến tình trạng hấp thụ quá nhiều β-carotene, chất này lắng đọng trong lớp sừng của biểu bì khiến cho da ở các vùng mũi, trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh mắt và gần móng tay xuất hiện màu vàng chanh. Triệu chứng này hay còn được gọi là bệnh vàng da. Các chuyên gia khuyên nên ăn kết hợp bí đỏ với các loại rau củ khác, cách ngày hoặc 2-3 ngày mới nên ăn một lần.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bí đỏ khác nhau, có loại vỏ đốm xanh đậm, loại vỏ đỏ vàng, đỏ cam, … Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bí đỏ có chu kỳ sinh trưởng lâu hơn thường chứa nhiều tinh bột hơn nên thích hợp để hấp và làm các loại bánh khác nhau, còn bí đỏ xanh thường ít tinh bột nên thích hợp cho việc chiên rán, xào nấu. Các bà nội trợ tùy theo nhu cầu của mình mà chọn bí đỏ xanh hay bí đỏ già để nấu ăn.
Vỏ bí đỏ rất giàu caroten và vitamin nên nếu có thể thì hãy ăn cả vỏ bí đỏ. Nếu vỏ quá cứng có thể dùng dao gọt bỏ những phần đó. Khi nấu chín, ruột bí đỏ chứa lượng caroten cao gấp 5 lần thịt, vì vậy hãy cố gắng tận dụng chúng.
Nguồn: http://danviet.vn/nhung-loai-thuc-pham-tuyet-doi-khong-nen-ket-hop-voi-bi-do-5020212599593220.htm